Mẹo nhỏ khi mua đồ nội thất gia đình, các sản phẩm đồ nội thất như kệ tivi, bàn ăn, ghế sofa, tủ bếp, tủ áo, bàn trà,...
Mẹo nhỏ giúp bạn chọn mua đồ gỗ nội thất.
1. Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn...
Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo... Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo... bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.
Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.
2. Kiểm tra kết cấu nội thất gỗ
Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không và khớp mộng luôn tại đó. Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không. Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé!
Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không. Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.
Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!
- Có mùi gây khó chịu hoặc khó thở không?
Có một số đồ gỗ nội thất như giường, tủ quần áo, bàn ghế ăn phòng bếp khi mua thử rút ngắn kéo ra, mở cửa tủ ra liền có một mùi hoặc chảy nước mắt, gặp tình trạng như vậy chứng tỏ hàm lượng Formaldehide có trong gỗ nội thất đó đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đồ gỗ nội thất kiểu này có hại rất lớn đến sức khỏe cho người sử dụng. Bạn không nên dùng sản phẩm như thế này. Cách khắc phục trong trường hợp này khi mua về không nên sử dụng ngay mà để nơi thoáng mát rồi mới đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra chất lượng gỗ có mủn hay không?
Cách quan sát nhận diện bằng mắt thường có thể nhận thấy chất liệu gỗ nội thất mà bị mục hay bị mọt thì cốt gỗ tương đối mềm, người mua có thể dùng ngón tay cậy lên, nếu thấy cục rời ra thì chứng tỏ gỗ nội thất đã bị biến chất mục gỗ.
- Viền xung quanh không khít và không chắc?
Ta có thể nhìn thấy xung quanh viền của sản phẩm việc xử lý cạnh viền gỗ nội thất làm từ tấm gỗ nhân tạo như: giường tủ, bàn ghế là vô cùng quan trọng, đặc biệt là gỗ nội thất dùng tấm ván vụn bào ép phải yêu cầu bịt kín viền toàn bộ, như vậy có thể hạn chế giải phóng chất có hại trong tấm nhân tạo vì gỗ nhân tạo có thành phần keo Formandehid. Có lẽ có nhiều đơn vị do muốn cắt giảm chi phí nên có thể cắt giảm đường viền xung quanh nên sẽ không tốt trong quá trình sử dụng. Bịt viền bị lồi lõm thì chứng tỏ bên trong bị ẩm ướt, chỉ vài ngày là viền có thể bị bong hoặc bị nở ra rất nhanh. Viền bịt còn cần phải làm góc tròn, không được để góc nhọn để tránh tác động bên ngoài hoặc không làm ảnh hưởng tới người sử dụng. Đồ gia dụng dùng tấm gỗ dán ba lớp bọc, chỗ bọc dùng đinh cố định lại, cần chú ý xem mắt đinh có phẳng không, chỗ mắt đinh và các chỗ khác màu sắc đều nhau hay không.
Thông thường chỗ mắt đinh lại được dùng sơn quang dầu bịt lại để tạo thẩm mỹ.
- Độ ẩm của đồ gỗ nội thất?
Tỷ lệ chứa nước không nên vượt quá 12%, bình thường khi người tiêu dùng chọn thường không có máy đo, có thể áp dụng phương pháp dùng tay sờ, dùng tay sờ vào những nơi không sơn như mặt dưới hoặc mặt trong, nếu cảm thấy ẩm thì tỷ lệ chứa nước có thể trên 50% trường hợp này không thể sử dụng được. Đặc biệt nơi đặt tủ bếptủ bếp gỗ thường có độ ẩm cao nên phải kiểm tra kỹ.
Ta có nhiều cách phân biệt, có thể sử dụng chút nước đưa lên mặt sau của sản phẩm nếu thấy lâu ngấm nước thì độ ẩm của sản phẩm sẽ cao, hoặc nếu quan sát xung quanh mép sản phẩm nếu thấy cong vênh hoặc phồng rộp thì chứng tở gỗ có độ ẩm rất cao.
- Bề mặt dán có chắc chắn và bằng phẳng hay không?
Chọn đồ gỗ nội thất có mặt dán, PVC hay dán giấy sơn cần phải chú ý các hiện tượng như: dán có bằng phẳng và chắc chắn hay không, có chỗ phồng rộp không, có nối có kín các mép với nhau hay không. Ta chú ý quan sát thật kỹ trước khi quyết định mua.
- Vị trí gương bàn trang điểm có biến dạng không?
Khi chọn đồ gỗ nội thất có kèm theo gương như bàn trang điểm, gương thay đồ, tủ quần áo, cần phải thử kiểm tra xem có bị biến hình hay đổi màu sắc không, kiểm tra xem lớp thủy ngân phía sau gương có giấy và tấm đệm hay không, nếu không có tấm đệm thì không đạt tiêu chuẩn, nếu sau gương không đệm giấy thủy ngân rất dễ bị bong ra.
- Giá khung có cố định chắc chắn không?
Kiểm tra thật kỹ xem kết cấu khung giá, một số chỉ có dùng đinh cố định lại, kết cấu giá có chắc chắn hay không, sau một thời gian sử dụng có thể xuất hiện hiện tượng gãy, người sử dụng khi chọn mua cần phải lưu ý.
-Những đồ gỗ nội thất nhỏ khi chọn mua có thể kéo đi kéo lại được trên nền xi măng, nhẹ nhàng, âm thanh trong và giòn, chứng tỏ chất lượng tốt, nếu không phát ra tiếng, hay có tiếng tạp âm đục không đều, chứng tỏ cốt gỗ pha trộn không đạt hoặc kết cấu không chắc chắn.
- Bàn làm việc, bàn ăn có thể dùng tay lắc qua lắc lại xem có vững chắc không.
- Ghế sofa có thể dùng thử, lắc qua lắc lại, nếu không lung lay, không bị mềm, không có tiếng cót két, chứng tỏ kết cấu vững chắc, nếu ngồi xuống mà ghế phát ra tiếng cót két, sẽ không đạt tiêu chuẩn và không nên mua.
- Chân của bàn ăn vuông, bàn ăn dài, ghế nên có 4 chiếc kẹp hình tam giác ở 4 chân, như vậy mới có tác dụng cố định, nếu không có, thời gian dùng lâu một chút thì có thể bị bung ra.
- Màu sắc có đều không?
Kiểm tra lớp sơn bên ngoài, bề mặt đạt tiêu chuẩn là nhìn về màu sắc vân của chúng phải đều màu rõ nét, màu sắc của từng chiếc so với vả bộ phải giống nhau, không nên có hiện tượng màu sắc cục bộ bị phai, hơn nữa bề mặt phải bằng phẳng.
-Phụ kiện khóa có ổn định không?
Nếu kiểm tra thấy khóa không trơn nhạy, tủ quần áo lớn cần lắp 3 núm kéo thì chỉ lắp có hai chiếc, nên bắt 3 ốc thì chỉ bắt có một, đây chính là hiện tượng “ăn bới nguyên liệu” chưa dùng đã sắp hỏng,vì thế khi mua cần chú ý.
- Độ mềm cứng của sofa, giường đệm có đảm bảo không
Khi chọn ghế sofa và giường ngủ nên chú ý bề mặt phải cân bằng, độ mềm cũng phải phù hợp, vừa không được quá cứng, không có tính đàn hồi, nhưng cũng không được quá mềm, vừa ngồi đã lún xuống.
Phương pháp lựa chọn là dùng tay ấn thử xem có phẳng không, lò xo có kêu không, nếu lò xo sắp xếp không hợp lý sẽ làm cho lò xo nọ mắc vào lò xo kia và sẽ phát ra tiếng kêu. Kiểm tra các sợi dây có bị đứt không.
nhà và ngoài trời
Khi mua đồ dùng bằng gỗ phải quan sát đến những kẽ hở bên trong không được to quá 0,5mm, kẽ hở bên ngoài không quá 0,2mm. Những chỗ gắn keo hay chạm khảm, tra mộng phải khít, không được lỏng lẻo, đường nét tinh xảo. Các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn. Các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu.
1. Nội thất ngoài trời nên chọn mua gỗ đặcĐồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không kết ráp có mặt ván vì sẽ dễ đọng nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can, bàn ghế sân vườn…
Chủng loại gỗ thường dùng là chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn lên bề mặt. Đối với sản phẩm gỗ dán veneer thì được phủ nhiều lớp PU – sơn trong để bảo vệ; hoặc được phủ lớp UV – sơn trong nhưng không bóng như PU, hạn chế trầy xước tốt.
2. Nội thất trong nhà có thể dùng gỗ chế biến
Với đồ gỗ nội thất dùng trong nhà thì hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF, veneer, MFC… Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công...
Việc bảo quản không hề phức tạp. Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến còn giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới.
Chú ý khi mua đồ gỗ cổ
Khi mua nội thất cổ bằng gỗ, hãy chắc chắn món đồ nội thất bạn định mua là đồ thật hay chỉ là bản sao. Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia đồ cổ. Khi đã có được tư vấn rồi, bạn còn cần chú ý tới kết cấu và hình dáng của nó xem có phù hợp với không gian định sắp đặt hay không nhé!
Nội thất VSC xin chia sẻ kinh nghiệm nhận diện các loại gỗ quý như sau:
- Cẩm: màu tím, khó lẫn với các loại gỗ khác.
- Gõ đỏ: sớ có hình dáng và kích cỡ như lông lợn; màu đỏ hồng, khá đồng đều.
- Căm xe: cũng có sớ nhưng mịn hơn và đậm hơn sớ của gõ đỏ. Màu sắc không đồng đều, có chỗ gần như biến thành màu đen.
- Hương: sớ gỗ cũng giống gõ đỏ nhưng to hơn và màu đỏ sẫm.
- Thao lao: sớ gỗ màu trắng và rất mịn.
Giá trị của các sản phẩm nội thất được làm từ các loại gỗ trên được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp: cẩm, gõ đỏ, căm xe, hương, thao lao. Người bán thường hay giới thiệu sản phẩm làm từ gỗ căm xe và hương là gỗ đỏ để bán được giá hơn. Thậm chí, với những NTD “mù tịt” về gỗ thì họ có thể rao sản phẩm làm từ các loại gỗ thường như sồi, cao su, xoan là các loại gỗ quý nói trên rồi bán với giá cao.